Sản phẩm tạo hình đăng ký bản quyền tác phẩm hay kiểu dáng công nghiệp?

Kính chào Công ty luật Nhân Hòa! Em muốn được tư vấn thắc mắc về đăng ký Kiểu dáng công nghiệp hay bản quyền tác phẩm. Cụ thể là em vừa hoàn thành xong một cặp xyx bằng xyx, em có thể đăng ký bản quyền cho tác phẩm này hay không ?

Thứ hai, linh vật A em làm theo kiểu mẫu của các tác phẩm bên lễ hội A mà B hay tổ chức hằng năm, liệu tác phẩm của em có bị rơi vào trường hợp "tác phẩm phái sinh" không? Nếu có thì em có thể gặp phải các vấn đề gì? Còn riêng linh vật C là do em tự thiết kế và sáng tạo hoàn toàn không dựa trên bất kỳ hình nào có sẵn.

Thứ ba, nếu có được bản quyền về tác phẩm linh vật A rồi thì em được quyền lợi gì từ bản quyền này? Em rất mong được sự tư vấn và giải đáp của công ty luật Nhân Hòa ạ,em chân thành cảm ơn

Trả lời Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Nhân Hòa, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009:

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này

Như vậy, sản phẩm bạn làm ra không gọi là tác phẩm (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) mà là kiểu dáng công nghiệp. Nếu bạn muốn bảo hộ thì phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp chứ không phải đăng ký quyền tác giả (bản quyền tác giả). Bạn sẽ được bảo hộ với kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009:

1. Có tính mới;

2. Có tính sáng tạo;

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Xét về tính mới được xác định tại Khoản 1 Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ:

1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên

Trường hợp của bạn là kiểu dáng công nghiệp nên sẽ không có tác phẩm phái sinh, tác phẩm phái sinh chỉ có ở quyền tác giả với tác phẩm. Bạn cho biết linh vật A bạn làm theo kiểu mẫu của các tác phẩm tại lễ hội B, tức là có sự tham khảo về hình khối, cách sắp xếp linh vật, không giống hoàn toàn. Bên cạnh đó, sản phẩm của bạn làm bằng vải voan không phải bằng trái cây nên không giống với kiểu dáng công nghiệp đã được công bố trong lễ hội B. Do đó, khi bạn nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ thì có thể sẽ được cấp văn bằng bảo hộ mà không bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, bạn tham khảo về  thủ tục tại:

Thứ hai, về quyền đối với kiểu dáng công nghiệp bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân bao gồm các quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật sở hữu trí tuệ:

a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. 

Quyền tài sản của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

- Quyền sản xuất, lưu thông, quảng cảo sản phẩm

- Ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp

- Quyền chuyển giao kiểu dáng công nghiệp 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nhân Hòa về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 


Bài viết xem thêm