THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Giấy phép xây dựng hướng đến mục đích quan trọng nhất là đảm bảo trật tự xây dựng trong đô thị, đảm bảo việc xây dựng có quy hoạch theo những tiêu chuẩn nhất định của quốc gia và đảm bảo các vấn đề quản lý đô thị.

Việc cấp giấy phép xây dựng được coi là cơ sở đảm bảo quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trong xây dựng công trình; đồng thời tạo điều kiện kiểm tra, giám sát, xử lí các vi phạm về trật tự xây dựng.

Có thể nói giấy phép xây dựng như tấm vé thông hành đối với các chủ đầu tư, là tiền đề để họ có thể thực hiện việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Vì vậy, việc tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật hiện hành về giấy phép xây dựng (như đối tượng phải xin cấp phép, điều kiện để được cấp phép, trình tự thủ tục xin cấp phép...) là rất cần thiết, giúp các chủ đầu tư tránh được những sai phạm đáng tiếc. Xoay quanh một số vấn đề pháp lí cơ bản về giấy phép xây dựng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

 Những công trình xây dựng nào phải xin giấy phép xây dựng?

Chủ đầu tư và nhà thầu thi công chỉ được khởi công xây dựng công trình khi đã có đủ các điều kiện khởi công theo quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng năm 2003, bao gồm: Có mặt bằng xây dựng; có Giấy phép xây dựng đối với các công trình phải có Giấy phép xây dựng; có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt; có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; có hợp đồng xây dựng; có đủ nguồn vốn để thực hiện theo tiến độ.

Vì vậy, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có Giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình không phải xin cấp phép xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 “Về cấp giấy phép xây dựng”, bao gồm:

- Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng.

- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư.

- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình.

 Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở

Điều 6 Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng quy định :

1. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị:

a) Đơn xin phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 13 của Thông tư này;

b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:

– Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

– Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

– Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn:

a) Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 14 của Thông tư này;

b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:

– Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/50 – 1/500, theo mẫu tại Phụ lục số 15 của Thông tư này;

– Bản vẽ các mặt đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

– Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 – 1/200.

3. Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, hồ sơ còn phải bổ sung văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

– Nộp lệ phí cấp Giấy phép xây dựng. Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ vào quy mô và đặc thù của công trình, có thể nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng tại những cơ quan sau:

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới quản lý hành chính của quận, huyện mình, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

– Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải cấp Giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính mình quản lý.

Khi tiếp nhận hồ sơ xin phép xây dựng thì cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa đầy đủ thì cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải giải thích, hướng dẫn cho người xin phép xây dựng bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp hồ sơ có đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng sẽ trao giấy biên nhận trong đó hẹn ngày nhận kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, một bản giao cho người xin giấy phép xây dựng và một bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.

Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp Giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.

– Nhận kết quả và nộp lệ phí: Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Sau khi tham khảo hồ sơ xin giấy phép xây dựng chắc hẳn nhiều gia chủ, chủ đầu tư đã biết nên chuẩn bị giấy tờ mẫu giấy cấp giấy phép xây dựng như thế nào rồi chứ. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng cần tuân thủ theo quy định và nộp lệ phí. Trong thời gian chờ đợi cấp giấy phép xây dựng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không xây dựng công trình để tránh vi phạm luật xây dựng.

 Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm