QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC SINH CON THỨ 3

Số lượng công chức, viên chức ở Việt Nam sinh con thứ ba không phải là điều hiếm gặp. Vậy, khi quyết định sinh con thứ ba thì công viên chức sẽ được gì và mất gì theo quy định của pháp luật Việt nam hiện nay?

Dân số là một cấu thành quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển đất nước. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm các vấn đề về dân số, một trong các vấn đề đó là vấn đề sinh con thứ ba. Những năm trước đây, nước ta bước vào thời kỳ bùng nổ dân số, đòi hỏi Nhà nước ta phải có các chính sách thích hợp nhằm kiềm chế sự gia tăng dân số. Do đó, Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 Sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số đã quy định một trong các quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là: "Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Các trường hợp này được quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số và Nghị định số 18/2011/NĐ-CP Sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP, bao gồm:

 

Dân số là một cấu thành quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển đất nước. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm các vấn đề về dân số, một trong các vấn đề đó là vấn đề sinh con thứ ba. Những năm trước đây, nước ta bước vào thời kỳ bùng nổ dân số, đòi hỏi Nhà nước ta phải có các chính sách thích hợp nhằm kiềm chế sự gia tăng dân số. Do đó, Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 Sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số đã quy định một trong các quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là: "Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Các trường hợp này được quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số và Nghị định số 18/2011/NĐ-CP Sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP, bao gồm:

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Hình thức xử lý kỷ luật hành chính đối với trường hợp sinh con thứ ba cụ thể là như thế nào. Vấn đề này hiện nay được phân chia thành 2 trường hợp sau đây:

Hình thức xử lý kỷ luật hành chính đối với trường hợp sinh con thứ ba cụ thể là như thế nào? Vấn đề này hiện nay được phân chia thành 2 trường hợp sau đây:

– Người vi phạm là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: xử lý kỷ luật về đảng theo Quyết định số 09-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, trường hợp đảng viên vi phạm quy định về sinh một hoặc hai con thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách; sinh con thứ 4 thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ); sinh con thứ 5 trở lên thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi tổ chức Đảng.

– Người vi phạm không phải Đảng viên: hình thức xử lý cụ thể đối với cán bộ, công chức vi phạm được quy định cụ thể trong Thông tư, Quyết định về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ, ngành nơi người vi phạm công tác; Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Hội đồng nhân dân nơi người vi phạm sinh sống.

Theo đó, hình thức xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả hợp đồng lao động); cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang; công nhân, người lao động có hưởng lương (bao gồm nhà nước và tư nhân) khi sinh con thứ ba trở lên là:

"- Sinh con thứ ba trở lên (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách; làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị trí công tác khác hoặc thuyên chuyển đến địa bàn công tác khác có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hơn; không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm kể từ ngày vi phạm, nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra khỏi chức danh quy hoạch hiện tại; không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch; kéo dài thời gian xét nâng bậc lương trong thời gian 3 – 6 tháng.

– Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, nếu tiếp tục vi phạm chính sách DS- KHHGĐ thì tiến hành xử lý kỷ luật với các hình thức cao hơn.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm