KHÁI NIỆM ĐẤT ĐANG CÓ TRANH CHẤP THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2013

Thế nào là đất đang có tranh chấp? Pháp luật đất đai điều chỉnh về vấn đề đất đang có tranh chấp như thế nào?

Đất đai là loại tài sản đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia nói chung và với cá nhân người sử dụng đất nói riêng. Vì thế, tranh chấp đất đai, hay nói cách khác “đất đang có tranh chấp” là một hiện tượng khá phổ biến và phức tạp trong xã hội. Vậy, thế nào là “đất đang có tranh chấp”?

Để hiểu một cách chính xác nhất khái niệm này, ta cần hiểu “tranh chấp đất đai” là gì. “Tranh chấp đất đai” là một thuật ngữ, một khái niệm đã trở lên rất phổ biến trong đời sống xã hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật mà còn xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách đồng nhất, kể cả trong giới luật học. Việc xác định nội hàm khái niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng kể cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, đặc biệt là trong việc xác định cơ chế, thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết“Tranh chấp đất đai” quy định tại khoản 24 Điều 3  Luật đất đai 2013 là:

“Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

  Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về  khái niệm “tranh chấp đất đai”. Có quan điểm cho rằng, “tranh chấp đất đai” chỉ là những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Lại có quan điểm cho rằng, “tranh chấp đất đai”là mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất…Quan điểm này được nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết chấp nhận, vì Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, theo Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai là khái niệm lớn bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính… Chính vì vậy, Luật Đất đai 2013 đã phân ra hai hệ thống cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân) và hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước (Ủy ban nhân dân)

Từ phân tích trên về khái niệm tranh chấp đất đai, có thể hiểu “đất đang có tranh chấp” là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất…”Đất đang có tranh chấp” cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất phong phú, đa dạng, nhiều khi đan xen lẫn nhau. Tranh chấp đất đai có thể chia làm hai loại lớn là đất đang có tranh chấp cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp và tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp, tranh chấp phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

 


Bài viết xem thêm