ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ CHO VÀ NHẬN CON NUÔI KHI LY HÔN NĂM 2019

Trong trường hợp xét thấy không đủ điều kiện nuôi dưỡng thì cha hoặc mẹ thường chọn phương án cho con nuôi khi ly hôn.

Vấn đề nuôi con sau ly hôn luôn là vấn đề quan trong, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đứa trẻ nên  xét thấy không đủ điều kiện nuôi dưỡng thì cha hoặc mẹ thường chọn phương án cho con nuôi.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật nuôi con nuôi năm 2010.

– Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

2. Điều kiện để được cho con nuôi khi cha mẹ ly hôn:

2.1. Điều kiện về phía người nhận con nuôi:

Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

2.2. Điều kiện về phía người được nhận làm con nuôi và người cho con nuôi:

– Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi; hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

– Khi cha mẹ ly hôn, việc cho con nuôi chỉ được phép tiến hành khi:

+ Việc cho con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi;

+ Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại;

+ Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

3. Hồ sơ cho con nuôi khi cha mẹ ly hôn:

3.1. Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

3.2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi khi cha mẹ ly hôn gồm có:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản thỏa thuận đồng ý việc cho con nuôi của cha mẹ người được nhận làm con nuôi.

4. Thủ tục cho con nuôi :

– Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

– Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ tư pháp hộ tịch phải kiểm tra các nội dung : tính tự nguyện việc cho và nhận nuôi ; tư cách của người nhận nuôi con nuôi ; mục đích nhận con nuôi.

– Sau khi thấy đủ các điều kiện, cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã đăng ký việc nhận nuôi con nuôi. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ phải có mặt. Cán bộ tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

5. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết : Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người được nhận làm con nuôi cư trú hoặc thường trú.

6. Thời hạn giải quyết : 30 ngày kể từ ngày UBND xã nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27                                            

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm