QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Để đảm bảo việc chuyển dịch tài sản từ người chết sang cho người khác theo một trình tự nhất định, đồng thời làm rõ phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ ý chí của người chết cũng như quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, Bộ luật Dân sự quy định chế định về thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Theo đó cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

  1. 1.     Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Về hình thức, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản bao gồm di chúc không có người làm chứng hoặc có người làm chứng, di chúc có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc được coi là hợp pháp phải được lập bởi người minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép, bên cạnh đó nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra cần lưu ý một số điều kiện cần có trong những trường hợp :

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 

-  Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

- Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. 

Sau khi di chúc đã được lập theo đúng trình tự, thủ tục như pháp luật quy định, nếu người lập di chúc có sự thay đổi ý chí về nội dung di chúc thì pháp luật quy định họ được quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc, cụ thể :

- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.

- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ

Người lập di chúc sau đó có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc của mình. Người giữ di chúc có nghĩa vụ phải giữ bí mật nội dung di chúc; giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc; giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.

  1. 2.     Người thừa kế theo di chúc

Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người được hưởng di sản  theo di chúc sẽ được phân chia di sản theo nội dung của di chúc.

Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, pháp luật quy định họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con đã thành niên mà không có khả năng lao động

Pháp luật cũng quy định về việc người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản nếu như việc từ chối khoogn phải nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và phải được báo cho những người liên quan. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Có những trường hợp mặc dù người thừa kế là người được hưởng di sản theo nội dung của di chúc tuy nhiên pháp luật không cho phép họ được quyền hưởng di sản, chỉ trừ khi người để lại di sản biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm