Làm thế nào khi quên gia hạn nhãn hiệu? Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ muộn? Hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp không gia hạn văn bản bảo hộ nhãn hiệu.
Trong những năm qua, nền kinh tế ngày càng phát triển và có nhiều ngành nghề mới xuất hiện trên thị trường với các sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ đa dạng của các cá nhân, tổ chức ngày càng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Do số lượng các hàng hóa, sản phẩm nhiều khiến cho người tiêu dùng không thể phân biệt được của ai sản xuất? nhưng không phải ai cũng biết cách bảo vệ sản phẩm của mình bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh các trường hợp trên thị trường xuất hiện hàng giả, hàng nhái, thậm chí là hàng có chất lượng kém giống với các sản phẩm của mình sản xuất ra nên yêu cầu đặt ra là làm thế nào để bảo đảm các quyền lợi cho người tiêu dùng và người sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đươc sự bảo hộ của nhà nước và pháp luật bảo vệ.
Nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là dạng để quảng bá các sản phẩm do cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân, tổ chức có liên quan đến sản xuất hàng hóa, nó cũng là dấu hiệu dùng để phân biệt các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của người này sản xuất ra các hàng hóa khác nhau của các cá nhân tổ chức, doanh nghiệp khác nhau. Do đó, nhãn hiệu rất quan trọng nó giống như tài sản vô hình của cá nhân, tổ chức kinh doanh, mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phải tiến hành đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ để bảo vệ hàng hóa, dịch vụ của mình đã làm và sản xuất ra.
Hiện nay, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời gian bảo hộ trong thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm một lần và không bị giới hạn số lần gia han đăng ký nhãn hiệu.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, kinh doanh có rất nhiều tổ chức, cá nhân có thể quên mất không gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi hết thời hạn trên gây ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của mình có thể bị các đối thủ làm giả hoặc sao chụp, sao chép nhãn hiệu của mình sau khi hết thời hạn bảo hộ, cũng như không có căn cứ pháp lý để xử lý các tổ chức, cá nhân khác xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký, mất thời gian, công sức, tiền bạc để xây dựng nhãn hiệu đã xây dựng trước đó trên thị trường nếu quên gia hạn văn bằng bảo hộ có thể dẫn đến việc nhãn hiệu không được bảo hộ nữa gây ảnh hưởng rất lớn cho cá nhân, tổ chức có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nhãn hiệu được bảo hộ.
Thủ tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu muộn
Hiện nay, theo quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 và Thông tư 16/2016/TT-BKHCN thì quy định hiện hành quy định thời hạn của văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp và đối với mỗi lần 10 năm đối với một phần hoặc toàn bộ các danh mục sản phẩm hàng hóa dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân để được gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì phải làm hồ sơ theo thời gian luật định là 06 tháng khi mà giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó khi hết hiệu lực. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cho phép các cá nhân, chủ văn bằng bảo hộ sẽ có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu về việc gia hạn muộn hơn so với thời hạn mà pháp luật đã quy định nhưng thời gian đó không được vượt quá 06 tháng tính từ khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó hết hiệu lực và khi các cá nhân nộp muộn đơn thì phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn muộn cho mỗi tháng nộp muộn khi nộp hồ sơ gia hạn muộn. tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm những giấy tờ sau đây:
+ Các cá nhân, tổ chức có yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nộp tờ khai theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Nếu tổ chức, cá nhân nộp đơn qua người đại diện thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Các cá nhân, tổ chức phải nộp bản gốc văn bằng bảo hộ để ghi nhận việc gia hạn thời gian vào giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
+ Chủ văn bằng bảo hộ nộp hồ sơ gia hạn và các phí, lệ phí, phí thẩm định, lệ phí gia hạn hiệu lực cho văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ và phí công bố quyết định cho việc gia hạn hiệu lực cho văn bằng bảo hộ qua các dịch vụ bưu chính viễn thông hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Sau khi nhận được hồ sơ thì Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn của các tổ chức, cá nhân trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được đơn. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ trên cổng thông tin điện tử cục sở hữu trí tuệ trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Sau khi thủ tục gia hạn đã hoàn tất, nếu trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí theo quy định.
Ngoài ra, cục sở hữu trí tuệ ra sẽ không chấp nhận đơn và ra thông báo dự định từ chối gia hạn văn bằng bảo hộ và nêu rõ lý do trong thời hạn 02 tháng khi cục sở hữu trí tuệ yêu cầu kể từ ngày cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo để người có liên quan về đơn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đơn yêu cầu gia hạn của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ không hợp lệ hoặc việc các cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không đúng thủ tục quy định;
+ Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ tương ứng.
Nếu các cá nhân, tổ chức khi kết thúc thời gian mà cục sở hữu trí tuệ đã ấn định mà chủ văn bằng bảo hộ không tiến hành để bổ sung các hồ sơ mà cục sở hữu trí tuệ trả lại do không đạt yêu cầu hoặc các cá nhân, tổ chức đã không có ý kiến việc phản đối khi đơn bị trả lại hoặc khi các tổ chức, cá nhân có ý kiến phản đối nhưng lý do giải trình không chính đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định về việc từ chối khi gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định.
Việc bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa, sản phẩm dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường và là cơ sở nền tảng pháp lý vững chắc cho chủ văn bằng bảo hộ khi có sự xâm phạm và có tính cam kết với người tiêu dùng về một nhãn hàng hóa có chất lượng và chính hãng, bảo vệ quyền lợi cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình sản xuất ra nên việc gia hạn văn bằng bảo hộ là việc rất cần thiết và các cá nhân, tổ chức hết sức lưu ý quan tâm để tránh văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực ảnh hưởng lớn đến nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ đã được đăng ký.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.