Tranh chấp đất đai có thể nói là tranh chấp phổ biến và phức tạp nhất hiện nay, tuy nhiên trên thực tế việc giải quyết quan hệ tranh chấp này còn nhiều vướng mắc và khó khăn dẫn đến việc không thể giải quyết triệt để mâu thuẫn. Công ty luật Nhân Hòa xin cung cấp đến quý khách hàng thông tin về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, đặc biệt là giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính.
Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, đã mở rộng hơn nữa quyền của công dân trong việc yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai, khi các bên sử dụng đất mâu thuẫn, không thống nhất với nhau trong quá trình sử dụng đất.Trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính các bên cần phải lưu ý phải tiến hành thủ tục hòa giải, cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Hòa giải trong trường hợp này là tự nguyện. Trong trường hợp “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải” (Khoản 2 Điều 202) và đây là thủ tục hòa giải bắt buộc. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với việc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo quy định trên, nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính thì đương sự tiếp tục tiến hành theo các quy định sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nêu trên phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!