QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

Hôn nhân đồng giới không còn là vấn đề quá mới mẻ trong xã hội ngày nay. Hiện nay, hơn 10 nước trên thế giới và các bang của 4 nước khác đã thừa nhận vấn đề này, trong đó Hà Lan là nước tiên phong.

Thừa nhận hôn nhân đồng tính không chỉ là vấn đề chính trị. Nó còn là vấn đề  xã hội, đạo đức, tôn giáo và  quyền tự do công dân ở nhiều nước. Do luôn luôn bị tranh cãi, nhiều nơi áp dụng một hình thức thấp hơn gọi là “tác hợp dân sự” được luật pháp địa phương thừa nhận nhưng quyền lợi và trách nhiệm không bằng  hôn nhân đồng tính.

Một trong những yếu tố dẫn đến luật hóa hôn nhân đồng tính là sức khỏe. Cách đây 2 năm, đại học y tế công cộng Malman - Mỹ công bố kết quả một công trình nghiên cứu khoa học về sức khỏe tâm thần những người đồng tính nam, nữ và lưỡng tính, theo đó bệnh rối loạn tâm thần đã gia tăng gấp đôi trong cộng đồng người đồng tính ở các bang cấm họ cưới nhau. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy cấm đoán hôn nhân đồng tính làm gia tăng bệnh HIV/AIDS  hằng năm với tỉ lệ 4/100.000.

Ngược lại, ở những nơi cho phép kết hôn chính danh, những người đồng tính cảm thấy thoải mái hơn, không bị ức chế dẫn đến hành vi phạm pháp và cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

Nói chung, xu hướng công nhận hôn nhân đồng tính trên thế giới là không thể đảo ngược. Từ ngày Hà Lan đi tiên phong (năm 2001), đến nay đã có ít nhất 10 nước hợp thức hóa hôn nhân đồng tính bằng văn bản pháp luật và 24 nước khác công nhận dưới hình thức “tác hợp dân sự” và  đăng ký sống chung. Hiện có 250 triệu người (4% dân số thế giới) sống trong các vùng công nhận hôn nhân đồng tính.

Ở Việt Nam, từ tháng 7/2013 đến nay, dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình trải qua nhiều kỳ họp thảo luận, lấy ý kiến, trong đó có vấn đề hôn nhân đồng tính. Đã có lúc việc kết hôn của người cùng giới tưởng như được thừa nhận, song càng những kỳ họp về sau, cánh cửa cho hôn nhân đồng tính càng khép lại.

Cụ thể tháng 7/2013, ban soạn thảo dự luật bỏ điều "cấm", có giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản, con cái của việc sống chung như vợ chồng giữa những người đồng tính. Đến tháng 9/2013, dự luật chuyển "cấm" thành "không thừa nhận", đồng thời không đề cập đến hậu quả pháp lý, tài sản, con cái của việc sống chung giữa họ. Đến tháng 5 vừa qua, dự luật bỏ luôn cả điều 16 trong dự thảo trước đó, tức là không còn giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản, nội trợ hoặc con cái giữa những người đồng tính. Và hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về vấn đề này.

Vậy việc quy định lập lờ như vậy có gây ảnh hưởng và thiệt thòi cho những người đồng giới không? Như chúng ta đã biết, hôn nhân đồng giới là việc kết hôn giữa 2 người có cùng giới tính với nhau. Theo quy luật tự nhiên, lẽ ra nam kết hôn với nữ và ngược lại nhưng ở đây lại có sự kết hợp về giới tính bởi những người cùng giới. 

Với góc nhìn đa chiều từ mọi khía cạnh, những người đồng tính ái không phải do bản thân họ mong muốn như vậy mà do tác động của rất nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Sở dĩ có vấn đề này là do một phần bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về hoocmon trong cơ thể của những cá nhân này hơn nữa một nguyên nhân nữa là do sự tác động của môi trường họ đang sống dẫn đến họ chỉ có thể có tình cảm và muốn gắn kết về quan hệ giới tính của những người cùng phái.

Như trên đã phân tích, việc không thừa nhận hôn nhân đồng giới có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường. Vì bản thân những người đồng giới họ có sự quyết tâm và khát khao chiểm hữu khá mạnh, tình yêu giữa những người đồng tính còn mãnh liệt hơn những người có giới tính bình thường trong xã hội. Nếu không được thừa nhận, họ sẽ vẫn tiếp tục sống lén lút trong bóng tối hoặc vươn ra xã hội vượt qua mọi định kiến và khinh miệt của xã hội, dẫn đến những hành động tiêu cực và có thể dẫn đến những hành động phạm pháp khó lường trước được. Xét về một khía cạnh nào đó, nếu không thừa nhận hôn nhân đồng giới sẽ dẫn đến những thiệt thòi cho những người đồng giới, họ vẫn là những công dân bình thường, họ xứng đáng được quyền sống hạnh phúc và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ như những người bình thường khác. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài cũng cần phải xét đến nhiều yếu tố về các vấn đề chính trị, an ninh, đạo đức xã hội cần phải được cân nhắc, xem xét trước khi quyết định có nên thừa nhận hôn nhân đồng giới hay không. Việc pháp luật Việt Nam không cấm cũng không thừa nhận hôn nhân đồng giới vẫn là một hướng mở mà pháp luật Việt Nam đang cân nhắc để tránh thiệt thòi cho những người đồng giới.

Ở phương diện pháp lý, có khá nhiều vấn đề rắc rối cần được tháo gỡ khi cho phép hôn nhân đồng giới. Việc thừa nhận hôn nhân đồng giới sẽ kéo theo việc bổ sung, sửa đổi, thay thế khá nhiều điều luật trước đây về vấn đề hôn nhân cũng như các vấn đề dân sự.

Trong dự thảo, nam nữ sống chung không đăng ký, hay người cùng giới tính sống chung, khi có vấn đề phát sinh đều giải quyết theo dân sự. Như vậy cả hai quyền về quyền được kết hôn và nhận nuôi con nuôi đều không được pháp luật thừa nhận. Hơn nữa, việc điều chỉnh các vấn đề về hậu quả pháp lý trong hôn nhân đồng giới được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự sẽ không đảm bảo tính nhân văn, không phù hợp và không bao quát hết các vấn đề thộc về bản chất trong quan hệ hôn nhân.

Ngoài ra, những người đồng tính sẽ không được pháp luật bảo vệ các quyền như thừa kế, đại diện nhân thân, tài sản chung. Nếu có con thì đứa bé cũng sẽ không được bảo vệ quyền lợi. Còn có quá nhiều khoản trống để có quy định thấu đáo về vấn đề hôn nhân đồng giới.

Như vậy, những quy định về các vấn đề hậu quả pháp lý của quá trình sống chung của các cặp đồng tính đều không được đề cập đến vì vậy sẽ rất rắc rối từ mọi phương diện xã hội lẫn phương diện pháp lý nếu thừa nhận việc kết hôn đồng tính này.

Như trên đã phân tích, vấn đề hôn nhân thực tế còn kéo theo khá nhiều hệ lụy và hậu quả pháp lý khác nên rất khó để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi có đồng ý cho phép hôn nhân đồng giới hay không.

Một trong những yếu tố dẫn đến luật hóa hôn nhân đồng tính ở một số quốc gia đó là vấn đề sức khỏe. Cách đây 2 năm, đại học y tế công cộng Malman - Mỹ công bố kết quả một công trình nghiên cứu khoa học về sức khỏe tâm thần những người đồng tính nam, nữ và lưỡng tính, theo đó bệnh rối loạn tâm thần đã gia tăng gấp đôi trong cộng đồng người đồng tính ở các bang cấm họ cưới nhau. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy cấm đoán hôn nhân đồng tính làm gia tăng bệnh HIV/AIDS  hằng năm với tỉ lệ 4/100.000.

Ngược lại, ở những nơi cho phép kết hôn chính danh, những người đồng tính cảm thấy thoải mái hơn, không bị ức chế dẫn đến hành vi phạm pháp và cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

Tuy nhiên xét ở một khía cạnh khác, việc cho phép hôn nhân đồng giới cũng dẫn theo khá nhiều hệ lụy từ các vấn đề an ninh chính trị, các chính sách xã hội và đạo đức. Nếu thừa nhận hôn nhân đồng giới sẽ dẫn đến sự suy thoái về nòi giống, việc nhận con nuôi hoặc việc sinh con theo phương thức nhân tạo có thể dẫn đến chất lượng nuôi dưỡng và sự phát triển về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý của những đứa bé này sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Hơn nữa, nếu các em được sinh ra và sống chung trong một gia đình như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ và có thể dẫn trẻ hướng theo xu hướng mà các cặp cha mẹ đồng giới của trẻ hình thành.Việc thừa nhận hôn nhân đồng giới còn dẫn đến sự mất cân bằng giói tính. Ngoài ra những hệ quả pháp lý khác sẽ rất khó hoàn thiện và bao quát mọi vấn đề thuộc về các yếu tố nhân thân và tài sản, một khi khung pháp lý còn chưa thể hoàn thiện vấn đề này thì sẽ dẫn đến rất nhiều tệ nạn và các vấn đề xã hội kéo theo sau đó.

Vì vậy, thiết nghĩ tùy điều kiện kinh tế xã hội và khả năng quản lý xã hội ở mỗi quốc gia mà chúng ta có nên thừa nhận vấn đề hôn nhân đồng giới hay không. Đối với Việt Nam, việc thừa nhận vấn đề hôn nhân thực tế tại thời điểm này là chưa hợp lý vì chúng ta chưa thể lường trước và chưa thể giải quyết được triệt để những vấn đề mà hôn nhân đồng giới mang lại. Chúng ta cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cũng như đảm bảo các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội để có thể tiến đến việc thừa nhận về hôn nhân đồng giới trong tương lai.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27                                            

Trân trọng!

 

 

 


Bài viết xem thêm