QUY ĐỊNH VỀ LẬP DI CHÚC CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT

Di chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết đi. Theo đó, di chúc có di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Di chúc phải đáp ứng một số điều kiện về hình thức, nội dung, năng lực của người lập di chúc thì mới đảm bảo tính hiệu lực của di chúc. Vậy, trường hợp người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng điều kiện gì và lập như thế nào để di chúc có hệu lực?

  1. 1.     Pháp luật điều chỉnh trong trường hợp người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam

Việc lập di chúc là một giao dịch dân sự mang bản chất của hành vi pháp lý đơn phương, thể hiện sự tự nguyện của cá nhân, nhằm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác và có hiệu lực khi người lập di chúc chết. Di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam là một giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài, do vậy sẽ xảy ra xung đột pháp luật giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước người đó mang quốc tịch. Việc giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật được quy định theo Bộ luật Dân sự như sau:

+ Theo khoản 1 Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực lập di chúc của người lập di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập. Như vậy, pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi xác định năng lực chủ thể lập di chúc khi người đó là công dân người nước ngoài, cho dù việc lập di chúc được thực hiện tại Việt Nam.

Ví dụ: Trong trường hợp người Hàn Quốc lập di chúc tại Việt Nam, năng lực lập di chúc của người này sẽ được xác định theo pháp luật Hàn Quốc, không xác định theo pháp luật Việt Nam.

+ Theo khoản 2 Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Trường hợp di chúc của người nước ngoài được lập tại Việt Nam thì pháp luật điều chỉnh về hình thức di chúc lúc này sẽ là pháp luật Việt Nam. Như vậy, trái với việc xác định năng lực của người lập di chúc, việc xác định pháp luật điều chỉnh hình thức di chúc không dựa trên quốc tịch của người lập di chúc mà dựa vào lãnh thổ nơi người đó lập di chúc.

Về hình thức của di chúc, Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 647, nếu di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.

Vậy, trong trường hợp người nước ngoài sử dụng ngôn ngữ nước ngoài để lập di chúc thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực, nếu không sẽ vi phạm về hình thức di chúc và có thể dẫn đến việc di chúc bị vô hiệu. Về công chứng, chứng thực di chúc, có thể tham khảo thêm tại quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

                   

                             Liên hệ luật sư tư vấn lập di chúc qua hotline 0915.27.05.27

  1. 2.     Điều kiện để di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam hợp pháp

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện sau:

+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

Khi lập di chúc; người lập di chúc có toàn quyền quyết định nội dung của di chúc theo ý chí của mình. Việc thể hiện ý chí phải do chính người lập di chúc thực hiện mà không bị ảnh hưởng; tác động của người khác.

+ Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Cưỡng ép là việc buộc người khác thực hiện hành vi trái với ý chí của họ; nhưng theo sự chỉ đạo của người cưỡng ép. Nếu người bị cưỡng ép không thực hiện hành vi đó thì hậu quả xấu xảy ra ngay đối với người đó hoặc những người thân thích. Cưỡng ép có thể bằng việc đe doạ về tinh thần; về tính mạng, sức khoẻ, đe doạ huỷ hoại tài sản … Và vì sự đe doạ đó; mà người lập di chúc phải viết di chúc theo nội dung chỉ đạo, ý chí của người khác. Lừa dối là hành vi làm cho người lập di chúc nhầm lẫn về sự việc khách quan; mà lập di chúc có lợi cho người có hành vi lừa dối hoặc người được chỉ định trong di chúc.

+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

 Nội dung của di chúc là toàn bộ các vấn đề được thể hiện trong di chúc; như họ và tên của người được hưởng di sản; những tài sản mà họ được hưởng; các nghĩa vụ mà người thừa kế phải thực hiện và các vấn đề khác. Những nội dung này không được vi phạm điều cấm của luật; không trái với truyền thống văn hoá; đạo đức của dân tộc. Hình thức của di chúc tuân theo quy định tại BLDS 2015.

+ Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc là một giao dịch pháp lý trọng hình thức. Bởi lẽ, một người đã chết thì không còn có thể phát biểu ý chí và cũng không thể xác nhận giá trị đích thực của di chúc. Chính vì không còn đối chứng, nên di chúc thường dễ bị người khác giả mạo, hoặc có thể di chúc được lập do bị người khác cưỡng ép, lừa dối hoặc gây ảnh hưởng. Để loại trừ những khả năng bất thường đó, pháp luật của các nước cũng như pháp luật Việt Nam hiện hành rất chú trọng đến hình thức của di chúc và thủ tục lập di chúc.

Trên đây là bài viết với nội dung “Quy định về lập di chúc của người nước ngoài tại Việt Nam”. Nếu Quý khách hàng có câu hỏi liên quan đến bài viết hoặc có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ như lập di chúc, di chúc có yếu tố nước ngoài, khởi kiện tranh chấp thừa kế,… vui lòng liên hệ tổng đài 0915.27.05.27 để được Luật sư Luật Nhân Hòa tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, p. Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm