HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CHỈ CÓ MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG LÝ THÌ CÓ HIỆU LỰC KHÔNG?

Trong quá trình thực hiện các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng nhà đất, các bên thường thực hiện thủ tục đặt cọc trước khi tiến đến thực hiện việc giao dịch chính thức là ký hợp đồng chuyển nhượng nhà ở hay quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà có thể trong hợp đồng đặt cọc chỉ có một bên vợ hoặc chồng ký vào hợp đồng đặt cọc (trong trường hợp đó là tài sản chug của hai vợ chồng). Vậy, liệu hợp đồng đặt cọc chỉ có chữ ký của một bên vợ hoặc chồng thì liệu rằng hợp đồng đó có giá trị pháp lý không? Các bên có thể hủy bỏ hợp đồng này không? Dưới đây là quan điểm của luật sư công ty Luật Nhân Hòa về vấn đề này.

1.    Thứ nhất,  chúng ta cần hiểu đặt cọc là gì?

Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán mà không phải việc thực hiện giao dịch mua bán đó

2Thứ hai, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015 thì việc đặt cọc là một giao dịch dân sự. Do đó giao dịch đặt cọc chỉ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện về chủ thể ký kết, về nội dung và hình thức của hợp đồng như hợp đồng phải được lập thành văn bản, có đầy đủ nội dung và:

-        Chủ thể trong giao dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

-        Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của  pháp luật, không trái đạo đức xã hội

-        Người giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Như vậy, có thể thấy việc đặt cọc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nội dung, hình thức, chủ thể của hợp đồng thì có giá trị pháp lý, không cần nhất thiết phải có chữ ký của cả vợ hoặc chồng thì hợp đồng đó mới phát sinh hiệu lực, nghĩa là ở đây chỉ có một mình người chồng hoặc gười vợ ký kết hợp đồng đặt cọc thì hợp đồng đã đảm bảo đủ yếu tố chủ thể có thẩm quyền ký kết rồi.

3.    Thứ ba, hệ quả pháp lý khi việc đặt cọc chỉ có một bên vợ hoặc chồng ký:

Nếu bạn có hợp đồng đặt cọc cụ thể, kể cả việc bạn có quy định hình thức phạt cọc hay không thì nếu bên vi phạm vẫn có thể bị xử phạt khi có vi phạm, cụ thể: ( khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015)

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu bạn có căn cứ cụ thể về việc bên bán từ chối việc giao kết và thực hiện hợp đồng đặt cọc bạn có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân nơi có người bán đang cư trú để yêu cầu giải quyết việc này

Trên đây là quan điểm của luật sư về vấn đề giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc khi chỉ có một bên vợ hoặc chồng ký (trong trường hợp đây là tài sản chung của vợ chồng).

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý hoặc thực hiện các thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, vui lòng liên hệ luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 02 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm