HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN CÓ BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG HAY KHÔNG?

1. Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?

Hợp đồng thế chấp tài sản là loại hợp đồng phát sinh giữa hai chủ thể, trong đó bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận thế chấp nhưng không giao tài sản cho bên kia.

Hợp đồng thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, các chủ thể có thể trực tiếp thỏa thuận lập thành một bản hợp đồng thế chấp riêng hoặc ghi nhận nội dung thế chấp trong bản hợp đồng chính.

– Trường hợp nếu thỏa thuận thế chấp tài sản được lập thành bản hợp đồng riêng thì sẽ được coi là phụ lục của bản hợp đồng chính, hiệu lực của hợp đồng thế chấp sẽ phụ thuộc vào hiệu lực của bản hợp đồng chính, nội dung trong bản hợp đồng thế chấp cũng phải nằm trong phạm vi của bản hợp đồng chính

– Trường hợp nếu thỏa thuận thế chấp tài sản chỉ được các bản ghi nhận bổ sung vào trong nội dung hợp đồng chính thì những điều khaorn về thế chấp tài sản sẽ trở thành chính những điều khoản cấu thành của bản hợp đồng chính

2. Có phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không?

Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ tài sản. Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng.

Theo đó, để đảm bảo người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, ngân hàng và người vay thường ký hợp đồng thế chấp. Trong đó, người vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định.

Hợp đồng thế chấp được lập thành văn bản và thường các ngân hàng sẽ yêu cầu người vay thực hiện công chứng hợp đồng này. Tuy nhiên, theo các văn bản đang có hiệu lực, không có quy định nào yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp.

Trước đây, tại Điều 9 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi Nghị định 102/2017/NĐ-CP) có quy định việc công chứng hợp đồng thế chấp sẽ do các bên thoả thuận và chỉ phải công chứng trong trường hợp pháp luật yêu cầu.

Tuy nhiên, đến Nghị định 102 năm 2017, Chính phủ đã không còn quy định này nữa mà chỉ có yêu cầu phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản gồm nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền với đất... tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở và điểm a khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai, Điều 54 Luật Công chứng.

Như vậy, không có yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng mà chỉ hợp đồng thế chấp bất động sản, thế chấp nhà ở thì mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

 3.Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản

Như phân tích ở trên, không phải mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng ngoại trừ tài sản là bất động sản, nhà ở. Nhưng nếu các bên thoả thuận công chứng thì hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục này như sau:

Bước 1: Các bên chủ thể tiến hành soạn thảo về nội dung của hợp đồng thế chấp

Nội dung của hợp đồng thế chấp phải được căn cứ vào những thỏa thuận trước đó mà các bên đã thống nhất trong bản hợp đồng chính, không được vượt quá phạm vi của bản hợp đồng chính

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ công chứng

– 01 phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng được soạn thảo theo mẫu số 01/PYC

– 01 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu; trường hợp người đại diện thực hiện công chứng thì cung cấp bản sao chứng minh thư hoặc thẻ căn cước của người đại diện

– 01 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của pháp luật

– 01 bản hợp đồng thế chấp (Trường hợp nếu hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và soạn thảo về nội dung từ trước)

– 01 bản hợp đồng chính đã được hai bên ký kết và công chứng theo quy định của pháp luật

– Bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng thuê nhà mà pháp luật yêu cầu bắt buộc phải có

– Một số loại giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật

Bước 3Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tới văn phòng công chứng

Các bên chủ thể có yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp thì nộp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị như trên tại Văn phòng công chứng

Bước 4: Văn phòng công chứng thực hiện hoạt động công chứng

Kể từ khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra các loại giấy tờ trong hồ sơ và tính hợp pháp của các loại giấy tờ đó.

Trường hợp thấy trong hồ sơ yêu cầu có nội dung không rõ ràng, trái với quy định của pháp luật hoặc đi ngược lại với nội dung hai bên đã thỏa thuận trong bản hợp đồng chính thì người công chứng viên sẽ yêu cầu làm rõ vấn đề, tiến hành xác minh. Trường hợp không làm rõ được vấn đề thì công chứng viên được quyền từ chối yêu cầu công chứng này.

Còn nếu hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp đầy đủ và phù hợp với nội dung điều khoản của hợp đồng chính thì công chứng viên sẽ tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng sau đó tiến hành trả kết quả công chứng cho các chủ thể.

Phí, lệ phí cần nộp

Khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, người thế chấp phải chịu phí công chứng được tính theo giá trị của tài sản và thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng quy định nhưng không cao hơn mức trần của Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “Hợp đồng thuế chấp tài sản có bắt buộc phải công chứng không”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp về dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình, hợp đồng,...có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm