TỐNG ĐẠT LÀ GÌ? THỦ TỤC TỐNG ĐẠT

1. Tống đạt là gì?

Tống đạt là việc giao văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng như tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án để thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra thì trong Nghị định Số: 08/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 01 năm 2020 cũng có đưa ra khái niệm về Tống đạt là gì? Theo đó Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.

2. Thủ tục tống đạt thực hiện như thế nào?

Trình tự, thủ tục tống đạt được quy định cụ thể tại chương X Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 gồm các nội dung sau đây:

3.1 Văn bản phải tống đạt

- Thông báo, giấy triệu tập, giấy báo, giấy mời.

- Bản án hoặc quyết định của Toà án.

- Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát, văn bản của thi hành án dân sự.

- Văn bản khác.

(Điều 171 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

3.2 Người thực hiện tống đạt

- Người tiến hành tố tụng hoặc của cơ quan ban hành văn bản tố tụng (Viện kiểm sát, Toà án…) được giao nhiệm vụ này.

- Uỷ ban nhân dân nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc làm việc khi Toà án yêu cầu.

- Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

- Nhân viên bưu điện.

- người có chức năng tống đạt.

- Người khác.

(căn cứ Điều 172 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

3.3 Phương thức tống đạt

- Trực tiếp, qua bưu điện, người thứ ba được uỷ quyền.

- Bằng phương thức điện tử.

- Niêm yết công khai.

- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Phương thức khác.

(Căn cứ Điều 173 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

3.4 Trình tự tống đạt

Với mỗi hình thức tống đạt khác nhau thì sẽ áp dụng trình tự, thủ tục tống đạt khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các bước thực hiện tống đạt được thực hiện theo Điều 175 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

- Gửi, chuyển giao văn bản cho người được tống đạt.

- Người được tống đạt phải ký nhận và biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng.

- Nếu không thể tống đạt trực tiếp thì sẽ thực hiện niêm yết công khai trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết bản chính văn bản tố tụng tại trụ sở Toà án, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được tống đạt cư trú hoặc cư trú cuối cùng; niêm yết bản sao tại nơi cư trú/nơi cư trú cuối cùng của người được tống đạt văn bản.

Đặc biệt, khi thực hiện niêm yết không quên lập biên bản về việc này và ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “Tống đạt là gì và thủ tục tống đạt như thế nào”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật dân sự, giải quyết tranh chấp dân sự,... có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm