QUY TRÌNH THỦ TỤC PHÁT MẠI TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG

1. Phát mại tài sản là gì?

Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng hoặc đơn vị cho vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm công khai theo thủ tục do pháp luật quy định.

Phát mại tài sản thực hiện khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý thông qua các phương thức theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015.

2. Phương thức phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Ngân hàng có quyền yêu cầu và thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận của các bên.

Căn cứ theo quy định tài Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 về phương thức xử lý tài sản thế chấp bao gồm:

- Bán đấu giá tài sản;

- Bên nhận tài sản tự bán tài sản;

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận.

3. Trình tự và thủ tục phát mại tài sản

Căn cứ Luật đấu giá tài sản 2016 thì trình tự thủ tục phát mại tài sản được thực hiện như sau:

- Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản

Theo Điều 57 Luật đấu giá tài sản 2016 thì việc thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản như sau:

+ Niêm yết việc đấu giá tài sản theo Điều 35 Luật đấu giá tài sản

+ Tài sản đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ năm mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần trên báo; mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc.

+ Thời gian thông báo công khai lần thứ hai ít nhất là 07 ngày làm việc đối với tài sản là động sản, 15 ngày đối với tài sản là bất động sản trước ngày mở cuộc đấu giá.

- Định giá tài sản

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Khi không có thỏa thuận thì tài sản sẽ được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Quá trình định giá phải đảm bảo khách quan, phù hợp với thị trường trong thời điểm phát mại tài sản.

- Bán tài sản

Khi các bên có thể thỏa thuận được việc thanh toán đủ nghĩa vụ trả nợ của mình trước khi xử lý tài sản bảo đảm thì không cần tiến hành tiếp việc phát mại tài sản. Nếu không thỏa thuận được thì việc bán đấu giá tài sản sẽ được thực hiện. Số tiền thu được từ việc bán tài sản đấu giá sẽ đưa về cho chủ sở hữu tài sản trả các khoản vay.

- Thanh toán số tiền từ việc phát mại tài sản

Căn cứ theo khoản 5 Điều 39 Luật đấu giá tài sản thì người trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 48 Luật bán đấu giá tài sản 2016 người trúng đấu giá có quyền được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “Quy trình phát mại tài sản đang thế chấp ở ngân hàng”. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích cho quý vị và các bạn.

Quý vị và các bạn có nhu cầu tư vấn pháp lý về dân sự,hành chính, hình sự,...có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm