VI BẰNG LÀ GÌ? THỦ TỤC LẬP VI BẰNG

1. Công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng là thuật ngữ mà nhiều người hiện nay vẫn còn nhầm lẫn. Theo quy định của pháp luật hiện nay không tồn tại thuật ngữ này bởi công chứng và vi bằng là hai lĩnh vực khác nhau.

Cụ thể, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP nêu rõ:

“Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác”

Tóm lại, vi bằng không phải văn bản công chứng và không thay thế văn bản công chứng. Đây là hai loại giấy tờ độc lập, có cách định nghĩa và giá trị pháp lý khác nhau.

  • Vi bằng được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau:

“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”

  • Công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 như sau:

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

2. Quy trình công chứng vi bằng 

Bước 1: Đến văn phòng Thừa phát lại yêu cầu được lập vi bằng 

Đầu tiên, khi khách hàng có nhu cầu lập vi bằng công chứng thì nên đến trực tiếp văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng công chứng sẽ tiến hành hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các thông tin cần thiết để thực hiện. Sau đó, Thừa phát lại sẽ yêu cầu người muốn lập vi bằng điền đầy đủ các thông tin vào mẫu yêu cầu. Tất cả giấy tờ sẽ được thống nhất theo một khuôn mẫu nhất định. 

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

Sau khi yêu cầu được hoàn thành. Văn phòng sẽ đưa ra nội dung thỏa thuận giữa hai bên và tiến hành lập, ký kết vi bằng. Khi đó, khách hàng sẽ cung cấp lại cho bên Thừa phát lại thông tin, địa điểm, ngày giờ,...Chứng từ này sẽ phân thành 2 bản, mỗi bên sẽ giữ cho mình một bản và cả hai đều có tính pháp lý như nhau. 

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại cso quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. 

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung. Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. 

Sau khi đạt được các điều khoản thỏa thuận giữa các bên thì Thừa phát lại sẽ lập vi bằng và chia ra làm 03 bản có giá trị như nhau, gồm: 

  • 01 bản dành cho Sở Tư Pháp.
  • 01 bản dành cho người yêu cấu.
  • 01 bản dành cho văn phòng Thừa phát lại lưu trữ, 

   Bước 4: Tiến hành thanh ký thỏa thuận việc lập vi bằng 

Sau khi giấy tờ đươc Sở Tư pháp chấp thuận, văn phòng và người yêu cầu sẽ tiến hành lập văn bản thanh lý thỏa thuận việc làm vi bằng. Cuối cùng chỉ cần thanh toán tiền và văn phòng sẽ bàn giao văn bản cho khách hàng. 

3. Xác định tính pháp lý của công chứng vi bằng 

Theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

- Văn bản vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hay bất kỳ văn bản hành chính nào khác.

- Vi bằng là nguồn chứng cứ, làm cơ sở cho tòa án xem xét giải quyết các vấn đề hành chính và dân sự theo những quy định của pháp luật. Vi bằng cũng là căn cứ để các cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện giao dịch theo pháp luật quy định.

- Vi bằng có giá trị là bằng chứng, là chứng cứ để công nhận hoạt động mua bán, giao dịch tài sản. Vi bằng không phải là một thủ tục hành chính có khả năng đảm bảo giá trị cho tài sản.

Trên thực tế, văn phòng thừa phát lại chỉ ghi nhận các hành vi trao đổi, giao dịch tiền tệ, giao nhận giấy tờ chứ không thực hiện nghĩa vụ chứng thực hoạt động mua bán tài sản. Pháp luật cũng không quy định chức năng giống như công chứng, chứng thực giao dịch mua bán tài sản đối với công chứng vi bằng.

Các chủ thể khi lập vi bằng sẽ đều thực hiện đúng theo quy trình thủ tục cụ thể do nhà nước quy định. Quá trình lập sẽ có sự xác nhận giao dịch giữa các bên ngay tại thời điểm đó. Vi bằng cũng sẽ là cơ sở làm chứng tại tòa nếu có tranh chấp xảy ra giữa hai bên giao dịch.

Dựa vào những quy định và phân tích ở trên, có thể kết luận rằng, vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ, chứng thực chứ không thể được công nhận giá trị pháp lý trong các hoạt động giao dịch mua bán tài sản.

Trên đây là chia sẻ của luật sư về vấn đề “Công chứng vi bằng là gì? Thủ tục công chứng vi bằng?”. Hy vọng sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này.

Quý vị và các bạn cần tư vấn, giải quyết tranh chấp về đất đai, hợp đồng, dân sự, hôn nhân, thừa kế, hình sự,... vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm