ĐẤT TÔN GIÁO CÓ ĐƯỢC CHUYỂN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SANG ĐẤT Ở KHÔNG?

1. Đất tôn giáo là gì?

Đất tôn giáo là đất được Nhà nước giao cho các cơ sở tôn giáo sử dụng dùng vào việc thờ cúng, lễ bái của các nhà thờ, nhà chùa, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở tôn giáo khác được Nhà nước cho phép hoạt động trên cơ sở đất do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho các cơ sở tôn giáo.

2. Mục đích sử dụng của đất tôn giáo:

Tại Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 nêu:

“2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

…”.

Bên cạnh đó, Điều 159 Luật đất đai 2013 quy định về mục đích sử dụng đất cơ sở tôn giáo như sau:

"Điều 159. Đất cơ sở tôn giáo

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo."

Như vậy, theo các quy định nêu trên, đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là đất phi nông nghiệp. Đất này do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, niệm phật đường, tu viện, thánh thất, thánh đường, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

Từ đó có thể thấy đất tôn giáo được sủ dụng vào các mục đích như:

- Xây dựng chùa, nhà thờ, nhà nguyện, niệm phật đường, tu viện, thánh thất, thánh đường;

- Xây dựng trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo…

Theo Luật Đất đai hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, cấp Sổ đỏ đối với cơ sở tôn giáo.

3. Đất tôn giao có được chuyển mục đích sáng đất ở không?

Chuyển mục đích sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều được chuyển mục đích sử dụng đất. Vậy có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở không?

Chuyển mục đích sử dụng đất là hành vi làm thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu. Theo đó, pháp luật đất đai hiện hành cho chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở khi đảm bảo các điều kiện theo quy định.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về những trường hợp chuyển mục đích phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có:

“e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;”

Như vậy, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở được xác định là chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (đất làm trường, trụ sở… dành cho tôn giáo) sang đất ở (đất xây dựng nhà ở cho người tu hành, tăng ni,...) sang đất ở.

Do đó, trường hợp này người sử dụng đất được chuyển mục đích sử dụng đất khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng để ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

4. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất tôn giáo sang đất ở

Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định 2555/QĐ-BTNMT, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức gồm các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất gồm: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng); Văn bản thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản gắn với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản…

Bước 2. Nộp hồ sơ

Tại các địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa hoặc nộp tại trung tâm hành chính công đối với một số tỉnh, thành. Các địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3. Xử lý, giải quyết yêu cầu

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích. Sau đó, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Và trình UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích.

Bước 4. Trả kết quả

Theo quy định, thời gian thực hiện các thủ tục trên không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; thời gian không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Trường hợp, cơ quan Nhà nước chậm thực hiện thì người dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện về hành vi chậm trễ đó.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “ Đất tôn giáo có chuyển qua đất ở được không?”. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích cho quý vị và các bạn.

Quý vị và các bạn có nhu cầu tư vấn pháp lý về nhà đất, giải quyết tranh chấp đất đai,... có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 

 

 


Bài viết xem thêm