1. Hợp đồng đặt cọc là gì?
Hợp đồng đặt cọc là thỏa thuận của các bên xác lập việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cho một hợp đồng, thỏa thuận sẽ thực hiện.
Căn cứ Điều 459 của Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 122 của Luật Nhà ở 2014, khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013 các loại hợp đồng công chứng bao gồm:
- Hợp đồng tặng cho bất động sản;
- Hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất
Theo đó, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không là một trong các loại hợp đồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Như vậy, luật không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc.
2. Có thể tự hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng không?
- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Theo đó, khi hợp đồng đã được công chứng thì các bên phải có nghĩa vụ thi hành; nếu trường hợp bên nào không thực iện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì bên khác còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Một trong các yêu cầu có thể đưa ra khởi kiện tại Tòa đó là yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đã giao kết và đã được công chứng đó vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp giao dịch vô hiệu theo pháp luật dân sự; cụ thể khi rơi vào 01 trong 08 trường hợp sau theo quy định từ Điều 122 – 130 Bộ luật dân sự 2015:
- Vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Vô hiệu do giả tạo;
- Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
- Vô hiệu do bị nhầm lẫn;
- Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình;
- Vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức hợp đồng.
- Vô hiệu do hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết về tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Đối với trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân, nhưng dựa vào các yếu tố khác nhau để xác định xem Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền xử lý, cụ thể:
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc là Tòa án nhân dân cấp huyện. Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự “1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này”.
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là tranh chấp dân sự theo khoản 3 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Còn đối với hợp đồng đặt cọc có yếu tố nước ngoài thì theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp.
Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “ Có thể tự huỷ hợp đồng đặt cọc có công chứng không”. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích cho quý vị và các bạn.
Quý vị và các bạn có nhu cầu tư vấn pháp lý về nhà đất, giải quyết tranh chấp đất đai,... có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA
Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline: 0915.27.05.27
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Trân trọng!