TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI

Tội vô ý làm chết người: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù là bao nhiêu? Vô ý làm chết người mức hình phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù.

Quyền sống của con người luôn là quyền thiêng liêng và được coi trọng nhất .Quyền sống của con người là quyền đươc Hiến pháp Việt Nam ghi nhận đầu tiên trong các loại quyền của công dân. Quyền sống và tính mạng của con người luôn được pháp luật, Nhà nước đảm bảo bằng nhiều biện pháp bởi nếu như quyền sống của con người bị xâm phạm dẫn tới nhiều mối quan hệ xã hội liên quan sẽ bị đảo lộn, xã hội mất trật tự. Nhận biết được sự quan trọng đó, thời gian qua Nhà nước luôn chú trọng đến việc hạn chế và xử lý đến những tội phạm xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe con người. Trong đó, đối với các hành vi vô ý gây chết người mặc dù người có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng không có động cơ hay mục đích làm chết người nhưng vì hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng của người khác nên pháp luật hình sự vẫn truy cứu trách nhiệm của những hành vi này. Tại Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vô ý gây chết người tại điều 128 quy định về cấu thành tội phạm và các mức hình phạt đối với tội này

Thứ nhất về mặt khách quan của tội vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật

Về mặt khách quan của tội phạm tội vô ý làm chết người thể hiện ở việc người có hành vi vô ý làm chết người là người có hành vi vi phạm các quy định , các nguyên tắc an toàn trong công việc để đảm bảo về tính mạng con người. Người phạm tội do chủ quan, cẩu thả hay quá tự tin về hành vi của mình sẽ không gây ra hậu quả gì, hoặc nếu xảy ra nhưng sẽ ngăn chặn được mặc dù đã nhìn thấy hậu quả đó có thể xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Măt khách quan của tội vô ý làm chết người được thể hiện dưới hai hình thức là dưới dạng thực hiện hành vi nhưng hành vi đó quá chủ quan, cẩu thả trong quá trình làm việc hoặc người phạm tội do quá  tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra, và dưới dạng không hành động là việc người phạm tội không thực hiện những việc, nghĩa vụ đáng ra họ phải làm để tránh thiệt hại xảy ra dẫn tới hậu quả chết người.

Ví dụ: Chị Hoàng Anh là y tá của Bệnh viện Phụ sản Trung ương khi thực hiện nhiệm vụ cấp phát thuốc cho bệnh nhân, do chủ quan nên đã cấp phát thuốc cho bệnh nhân mà không tiến hành kiểm tra các loại thuốc đã được kê trong toa thuốc dẫn tới việc đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống  và bệnh nhân chết. Từ hành vi cẩu thả, chủ quan của chị Hoàng Anh đã gây ra hậu quả chết người bằng hành vi vô ý của mình.

Về hậu quả của tội vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật thì hậu quả của tội này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả của hành vi vô ý gây chết người là thiệt hại về tính mạng con người, ngoài yếu tố hậu quả của tội phạm là làm chét người  ra thì quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm cũng là một trong những yếu tố bắt buộc. Tức là hậu quả xảy ra là do hành vi của người phạm tội thực hiện và người có hành vi vi phạm  tội cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người nếu hành vi của họ gây ra hậu quả này. Hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Thứ hai, về mặt chủ quan của tội vô ý gây chết người theo quy định của pháp luật

Người nào có hành vi gây ra hậu quả chết người trong tội vô ý gây chết người quy định tại Bộ luật hình sự thì  về ý thức không có động cơ và mục đích gây ra hậu quả chết người từ trước. Đây là dấu hiệu để phân biệt tội vô ý gây chết người và tội giết người theo quy định của pháp luật hình sự. Người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi với lỗi vô ý, tức là người này đã nhìn thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho tính mạng con người, nguy hại cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi hoặc không thực hiện hành vi để mặc hậu quả xảy ra. Đối với tội vô ý làm chết người thì có hai hình thức lỗi đó là vô ý  gây chết người vì cẩu thả và vô ý gây chết người  vì quá tự tin trong quá trình thực hiện hành vi của mình.

Thứ ba, về chủ thể của tội vô ý gây chết người theo quy định của pháp luật

Chủ thể thực hiện tội phạm vô ý gây chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là chủ thể đặc biệt mà là chủ thể thường. Theo đó bất kỳ  người nào  có đủ tuổi  theo quy định của pháp luật hình sự theo quy định của điều 12 Bộ luật hình sự 2015 đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự  về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi theo quy định của pháp luật thì đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Thứ tư về mặt khách thể của tội vô ý gây chết người theo quy định của pháp luật.

Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ mà hành vi tội phạm tác động đến. Khách thể của tội vô ý gây chết người là xâm phạm nghiêm trọng  đến quyền công dân, quyền con người, là quan hệ nhân thân của con người cụ thể là tính mạng của con người, quyền được sống của mỗi công dân.

Vấn đề thứ hai về  các mức hình phạt của tội vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành.

Quy định về các mức hình phạt tù của tội vô ý làm chết người được quy định cụ thể tại Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Khung hình phạt thứ nhất quy định ở khoản 1 Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 quy định về khung hình phạt cơ bản đối với hành vi vô ý gây chết người. Theo đó đối với những người nào có hành vi vô ý dẫn tới hậu quả là thiệt hại  chết người thì sẽ bị truy cứu ở các mức phạt từ cải tạo không giam giữ với thời gian tối đa là 3 năm và mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù. Với hành vi vô ý gây chết người ở khoản 1 mức phạt tù ở mức 1 năm đến 5 năm vì bản chất của tội phạm này xuất phát từ những hành vi vô ý, không có chủ định gây ra hậu quả chết người từ trước khi thực hiện hoặc không thực hiện hành vi.

Khung hình phạt thứ hai được quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 quy định về khung hình phạt đối với hành vi vô ý làm chết người với 2 người trở lên. Việc vô ý gây chết người từ 2 người trở lên là việc để cho hậu quả xảy ra ở mức nghiêm trọng hơn rất nhiều nên mức hình phạt tù được áp dụng cũng sẽ cao hơn. Theo đó người nào có hành vi vô ý gây chết người thì mức phạt tù được áp dụng là từ 3 năm đến 10 năm tù giam.

Như vậy, mặc dù việc gây ra hậu quả chết người không xuất phát từ mục đích, động cơ có sẵn nhưng hậu quả của hành vi này liên quan đến tính mạng của con người nên dù là hành vi vô ý vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù mức khung hình phạt tù vẫn đang dừng ở tội phạm nghiêm trọng nhưng đó cũng là khung hình phạt để con người không vì những hành vi chủ quan, cẩu thả của mình mà gây ra hậu quả đáng tiếc cho người khác.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27 (Gặp Ls. Quỳnh Yên)         

Trân trọng!

 

 

 



Facebook! Google! Twitter! Zingme!


SAU BAO LÂU THÌ ĐƯỢC NỘP ĐƠN XIN XÓA ÁN TÍCH SAU KHI TÒA BÁC ĐƠN?

Thưa Luật sư, tôi bị Tòa án xử phạt 7 năm tù tội chống phá cơ sở giam giữ. Tôi đã chấp hành xong hình phạt tù và làm đơn xin xóa án tích tại Tòa án nhưng bị bác đơn. Nay tôi làm đơn xin xóa án tích có được không và Kết quả lý lịch sau khi xóa án tích như nào? Cám ơn Luật sư.

MỨC LÃI SUẤT CHO VAY CẤU THÀNH TỘI CHO VAY NẶNG LÃI

Xin chào đoàn Luật sư: Cách đây 3 năm tôi có váy tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng tôi phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần.

TỘI ĐÀO NGŨ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng nòng cốt để bảo vệ an ninh quốc gia, mang trọng trách cao cả góp phần giúp cho đất nước phát triển, phục vụ vì lợi ích toàn dân

TỘI BUỐN BÁN HÀNG CẤM

Hàng cấm bao gồm những mặt hàng mà Nhà nước cấm cá nhân, tổ chức được thực hiện một trong những công đoạn đầu tư, sản xuất, lưu hành, kinh doanh, sử dụng hoặc tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ ngành nghề thuộc hàng cấm được quy định tại danh mục hàng cấm của Việt Nam.

GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT Ở ĐÂU? TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH THỦ TỤC

Mọi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, điều này đã được công nhận tại Hiến pháp 2013.

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TỘI BẮT, GIỮ, GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

Theo quy định của pháp luật việc bắt, giữ hoặc giam người khác trái với quy định của pháp luật là hành vi xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của mỗi người, là hành vi ngăn cản sự tự do đi lại của người khác.

THỜI GIAN CAI NGHIỆN BẮT BUỘC? CÁCH ĐỂ GIẢM THỜI GIAN CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Ma túy là loại chất kích thích gây nghiện không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến gia đình người bị nghiện và của toàn xã hội. Có rất nhiều trường hợp tội phạm hình sự do nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng ma túy, dẫn đến tình trạng “ngáo đá”, ảo tưởng…tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hành vi của người sử dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

TIỀN ÁN, TIỀN SỰ LÀ GÌ? THỜI GIAN ĐỂ XÓA TIỀN ÁN, TIỀN SỰ

on người có ai chưa từng sai lầm, có ai chưa từng vi phạm pháp luật? Mặc dù, sau khi chấp hành xong hình phạt, mức phạt, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình thì người vi phạm, dù là vi phạm hành chính hay hình sự đều có thể trở lại cuộc sống của họ trước đây, hòa nhập với xã hội.

TỘI TỔ CHƯC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

Tội tổ chức sử dụng ma túy: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Trách nhiệm hình sự khi có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM

Tội che giấu tội phạm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tư Vấn Luật Hình Sự

Tư Vấn Luật Hình Sự